Tùy thuộc vào hàm lượng mỡ trong gan, bệnh được chia thành ba loại:
– Loại nhẹ (ĐỘ 1) Mỡ chiếm từ 5 – 10% trọng lượng gan;
– Loại vừa (ĐỘ 2) Mỡ chiếm 10 – dưới 30% trọng lượng gan;
– Loại nặng (ĐỘ 3) Mỡ chiếm >= 30% trọng lượng gan.
--Loại đặc biệt nặng(ĐỘ 4): đã bị biến chứng thành viêm gan, xơ gan, ung thư gan
Triệu chứng
Đa số người bệnh không có triệu chứng hoặc triệu chứng không đặc trưng (giống với các bệnh khác),
Phần lớn gan nhiễm mỡ phát hiện do các chỉ số men gan ALT, AST, GGT tăng cao khi test máu.
Triệu chứng nếu có là mệt mỏi, cảm giác tức nặng vùng gan và có thể làm gan to ra.
Gan nhiễm mỡ nặng có thể gây ra tình trạng vàng da, buồn nôn, chán ăn, rối loạn tâm thần.
Khi xuất hiện triệu chứng thì bệnh đã nặng sang viêm gan, xơ gan và thậm chí ung thư gan.
Biến chứng
gan nhiễm mỡ có thể tiến triển thành viêm gan, xơ gan, ung thư gan.
Những ai dễ bị gan nhiễm mỡ?
Gan nhiễm mỡ thường gặp hơn ở những người có các vấn đề như:
• Chứng béo phì (nặng cân): Là nguyên nhân phổ biến nhất.
• Đái tháo đường type 2: Có khoảng 30-60% bệnh nhân đái tháo đường bị gan nhiễm mỡ.
• Rối loạn mỡ máu: chỉ số triglycerid trong máu cao cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu. Tỷ lệ bị gan nhiễm mỡ trong nhóm bệnh nhân rối loạn mỡ máu chiếm khoảng 59 %.
• Tuổi: Tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ không do rượu và mức độ bệnh gan tăng theo tuổi.
• Giới tính: Tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ ở nam cao gấp 2 lần nữ.
• Gen: Tỷ lệ mắc gan nhiễm mỡ khác nhau giữa các sắc tộc, có thể do sự khác nhau về gen.
• Lạm dụng rượu bia: gần 90% những người uống rượu bia trên 2 đơn vị/ ngày trong thời gian dài sẽ dẫn đến gan nhiễm mỡ
Cách điều trị
Hiện nay, chưa có thuốc đặc trị gan nhiễm mỡ, chỉ có thể cải thiện các yếu tố liên quan đến hội chứng chuyển hóa đi kèm với gan nhiễm mỡ nhằm cải thiện gan nhiễm mỡ và ngăn chặn diễn tiến đến xơ gan.
Có một vài bài thuốc Đông y có thể chữa được chứng gan nhiễm mỡ tuy nhiên chưa được đăng ký là thuốc đặc trị.
Nếu là gan nhiễm mỡ do rượu bia thì người bệnh nên hạn chế rượu bia là biện pháp quan trọng nhất.
Cách phòng ngừa gan nhiễm mỡ
Áp dụng chế độ ăn giảm đường, mỡ, các loại thực phẩm giàu cholesterol và triglyceride như phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng, thịt đỏ, da gà, vịt, ngỗng, ngan…
Nên dùng các loại dầu thực vật như dầu mè, dầu lạc, đậu nành….tăng cường ăn cá vào các bữa ăn chính và các loại quả có nhiều vitamin như cam, quýt, xoài, đu đủ, thanh long…
Tăng cường vận động cơ thể với mọi hình thức khác nhau
Nên khám bệnh định kỳ 6 tháng để kiểm tra đường huyết, lipid máu gồm cholesterol và triglyceride.
Hạn chế rượu bia.
Chế độ ăn cho người bị gan nhiễm mỡ
Các loại rau xanh, hoa quả tươi để có chất xơ kích thích nhu đường ruột, tránh táo bón, và phòng chống bệnh xơ vữa động mạch.
Một số loại rau củ quả nên dùng như: cam, bưởi, rau cải, rau má, súp lơ, rau cần…
Chất đạm: Các protein tốt nhất để duy trì cân nặng và giảm cân là từ nguồn thịt nạc như: thịt gia cầm, trứng, đậu nành, cá, hải sản, các loại đậu đỗ.
Giảm khẩu phần ăn có thịt đỏ: Sử dụng nhiều thịt đỏ sẽ khiến bệnh gan nhiễm mỡ trầm trọng hơn.
Hạn chế các loại trái cây chứa hàm lượng fructose cao sẽ giúp giảm gánh nặng cho gan.
Kiêng gia đồ ăn cay nóng vì làm giảm chức năng gan, khiến gan không thể bài tiết chất béo, làm chúng tích tụ khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Tránh các chất kích thích, đồ uống chứa cồn
Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?
Người bệnh nên chọn các loại nước có lợi cho gan như atiso, trà nụ vối, lá sen,đặc biệt là cà gai leo. Chúng có tác dụng giảm lượng mỡ trong gan, thanh nhiệt, điều hòa cơ thể đồng thời chống tích tụ mỡ ở gan.
Uống nước lọc thay vì chọn nước uống có ga hoặc có lượng đường cao.