Gan thực hiện khoảng 500 phản ứng sinh hoá và qua đó thực hiện 500 chức năng, chúng được phân loại thành 4 nhóm chức năng chính sau đây:
Gan thực hiện khoảng 500 phản ứng sinh hoá và qua đó thực hiện 500 chức năng, chúng được phân loại thành 4 nhóm chức năng chính sau đây:
Chuyển hóa carbohydrate: Gan duy trì đường huyết ổn định trong quá trình chuyển hóa carbohydrate. Chuyển hoá thuận nghịch giữa glucose và glucogen tuỳ theo nhu cầu.
Chuyển hóa protein: Tế bào gan biến đổi axit amin có trong thực phẩm thành các chất cần thiết, tạo nên nguồn năng lượng nuôi sống cơ thể. Bên cạnh đó tạo ra albumine để dẫn truyền thuốc trong máu đi đến các cơ quan bị tổn thương trong cơ thể.
Chuyển hóa lipid: tế bào gan cũng tham gia vào quá trình chuyển hóa lipid. Chúng sản xuất dịch mật, một chất lỏng quan trọng giúp hấp thu và phân hủy chất béo để tạo ra năng lượng.
Dự trữ máu: Gan thường chứa một lượng máu đáng kể, khoảng 600-700 ml. Khi có nhu cầu, ví dụ như sau khi truyền dịch, sau bữa ăn, hoặc khi chúng ta uống nhiều nước, áp suất máu tại tĩnh mạch gan tăng lên. Lúc này, gan có thể chứa thêm khoảng 200-400 ml máu. Ngược lại, khi cơ thể hoạt động hoặc thể tích máu giảm, gan sẽ giải phóng máu vào hệ tuần hoàn.
Dự trữ sắt: Gan cũng là một trong ba cơ quan dự trữ sắt của cơ thể. Sắt dự trữ trong gan dưới dạng ferritin và được đưa đến các cơ quan tạo máu thông qua transferrin, một protein do gan sản xuất. Chức năng này của gan giúp duy trì sự cân bằng sắt trong cơ thể.
Dự trữ vitamin: Gan có khả năng dự trữ một số loại vitamin như vitamin A (khoảng 10 tháng), vitamin D (khoảng 3-4 tháng) và vitamin B12 (1 đến vài năm). Trong số này, vitamin B12 được coi là quan trọng nhất.
Gan đóng vai trò như một bộ sàng và lọc các chất dinh dưỡng và cả chất độc trong máu khi đưa đến gan, giúp đào thải độc tố ra khỏi cơ thể :
Giữ và loại bỏ kim loại nặng: Gan có khả năng chặn giữ lại một số kim loại nặng và nhiều chất độc khác sau khi chúng vào máu đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Sau khi chặn lại, gan sẽ tiến hành loại thải chúng ra khỏi cơ thể.
Biến đổi độc tố: Gan sẽ biến đổi các chất độc thành ít độc hoặc không độc bằng các phản ứng hóa học và các chất này sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể qua đường mật hoặc thận.
Gan sản xuất mật, sau đó mật sẽ được chuyển từ gan vào túi mật để trữ, khi cần mật sẽ được đưa xuống tá tràng trong quá trình tiêu hóa thức ăn.