2024-09-06 14:11:21
Theo Kinh, tạng Can ứng với quẻ Chấn của Hậu thiên bát quái. Tượng của quẻ Chấn là tiếng sấm sét, báo hiệu sự xuất hiện của vạn vật, của sự sống.
Là báo hiệu sự đánh thức, khẳng định mùa đông đi qua, mùa xuân tới với sự sống bắt đầu. Do đó, tạng Can chủ về mùa xuân, mùa mà vạn vật trỗi dậy, cây cỏ bắt đầu xanh tươi, chủ vệ mộc, chủ về sự sinh.
Can tàng huyết: Tàng là giữ, chứa và điều hòa lượng huyết trong cơ thể. Khi hoạt động lượng huyết cung cấp cho cơ quan nhiều. Khi nghỉ lượng huyết cho các cơ quan ít. Khi ngủ thì huyết về can.
Can chủ cân: Cơ khớp co duỗi vận động được điều hòa là nhờ can dinh dưỡng cân tốt.
Khi bị trúng phong, tổn thương can, cơ thể có thể liệt từng phần như liệt mặt hoặc liệt nửa người. Can vinh nhuận ra móng tay móng chân, xem móng để biết can khỏe hay yếu "móng là phần dư của can".
Can liên quan với tâm theo quan hệ tương sinh là hỗ trợ giúp đỡ nhau hoạt động. Can liên quan với tỳ theo quan hệ tương khắc, nghĩa là can ức chế kìm hãm tỳ không cho tỳ hoạt động quá mức.
Tạng thận quan hệ với can theo quan hệ tương sinh, tạng phế quan hệ với can theo quan hệ tương khắc.
Vì tạng Thận (ứng với quẻ Khảm) thuộc Thủy, là nguồn gốc của sự sống cho nên Thận Thủy hàm dưỡng Can Mộc.
Tạng can là một trong ngũ tạng của cơ thể, là một tạng thuộc hành mộc, sách Tố vấn ghi: "Can giữ chức tướng quân". Nếu can khí thiếu làm người ta yếu đuối dễ sợ.
Nếu can khí sơ tiết quá độ, can dương thịnh dễ sinh choáng váng, đau đầu, mắt đỏ, chảy máu mũi. Can khí bị dồn nén uất ức dễ sinh ngực đầy tức, đau mạng sườn. Nên khi nhìn một người nào đó đỏ mặt tía tai biểu hiện của tức tối là
Trong đông y, tạng can chủ sơ tiết, tàng huyết, chủ cân, và khai khiếu ra mắt. Trong y học hiện đại, tạng can được gọi là gan.
Tạng can là nơi chứa và lưu giữ được huyết hữu hình, lại có thể sơ tiết được khí vô hình. Lấy huyết là thể và lấy khí làm dụng. Tính chủ thăng phát và thích được điều đạt, cần được sơ tiết. Chí là giận, chủ việc mưu lự và tàng hồn, là nguồn gốc của sự bại cực. Trong chứng tướng hỏa và lưu thông với phong khí. Đường kinh mạch đi qua âm bộ di chuyển tới bụng dưới và phân bổ ở hai bên mạng sườn đi lên đỉnh đầu.
Sơ tiết là sự thông xương, thư thái hay còn gọi là sự điều đạt. Một trong những chức năng tạng can quan trọng là can khí chủ sơ tiết, giúp cho khí của các tạng được vận hành dễ dàng thông suốt và được thăng giáng khi điều hòa. Can khí sơ tiết kém sẽ có những triệu chứng bệnh lý, đặc biệt là ở tiêu hóa và tình chí
* Tình chí: chí trong can là tức giận, can hỏa thịnh thì tính khí nóng nảy, hay cáu gắt và dễ giận.
* Tiêu hóa: sự sơ tiết của can ảnh hưởng tới sự thắng giáng của tỳ vị. Nếu can khí hoành nghịch hay can khí uất kết có thể biểu hiện ra những triệu chứng như đau mạng sườn, đau thượng vị, ợ chua, ợ hơi và kém ăn, ỉa lỏng hay còn được gọi là chứng can vị bất hòa hoặc can tỳ bất hòa.
Can chủ tàng huyết nghĩa là tàng trữ và điều tiết lượng huyết trong cơ thể. Những lúc nghỉ ngơi nhu cầu về huyết dịch của cơ thể ít thì huyết được lưu trữ về tạng can. Khi hoạt động tạng can lại bài xuất huyết để giữ trữ và giúp cung cấp kịp thời khi cơ thể cần. Khi tạng can rối loạn chức năng tàng huyết thì sẽ gây ảnh hưởng tới những tạng phủ khác và sinh ra những bệnh như:
* Can huyết hư: thì mặt vàng môi nhạt, chóng mặt, rụng tóc, móng tay không tươi, tay chân thường bị tê bì, gân thịt dật, gầy gò,..
* Can huyết ứ: gây ra sườn đau như đâm, dưới sườn có khối đầy.
Can chủ mưu lự: bệnh can thì thường lo xa, nghĩ linh tinh và hay nghĩ,...
Can là gốc của sự bại cực: bệnh của can thị mệt sức không chịu được khó nhịn
Can tàng hồn: hồn không tàng thì thường dẫn tới mất ngủ, hay mệt, dễ sợ hãi,...
Trong can có chứa tướng hỏa: hỏa nghịch lên thì đau đầu, chóng mặt, mặt bừng đỏ, mắt đỏ, miệng khô đắng,...
Can thông với phong khí: tức là can dương càng lên. Nhiệt nhiều huyết hư thì có thể sinh phong, biểu hiện các triệu chứng như chóng mặt, tê bì tay chân, lưỡi run, co giật,...
Nói tới gan là nói tới huyết, nói tới kho dự trữ năng lượng sự sống. Người ta biết rằng cấu trúc của huyết bao gồm các thành phần chính:
* Protein (đạm)
* Lipid (béo)
* Glucose (đường)
* Oxy, và
* …
Muốn biết Protein, Lipid quan trọng như thế nào đối với tế bào không khó tìm tài liệu, bài này chỉ nói về đường. Các nhà nghiên cứu đến từ Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, nam giới nên tiêu thụ một lượng đường khoảng 37,5 g hoặc 9 muỗng cà phê đường mỗi ngày. Đối với phụ nữ, nên tiêu thụ đường ở mức độ 25 g hoặc 6 thìa cà phê đường mỗi ngày.
Mỗi năm cơ thể cần 3.285 muỗng đường - khoa học nói vậy chắc bạn không phản đối, nhưng lạ một điều là người người kiêng đường - nhà nhà né đường. Lý do thật đơn giản, người ta chỉ nói cho bạn một phần của sự thật, phần còn lại họ chưa kịp nói là đây:
- Đường điều chỉnh nhịp tim (giữ thân nhiệt trung bình 37°C)
- Đường điều chỉnh nhịp thở (lượng Oxy trộn vào trong máu)
- Đường là một phần quan trọng của cấu trúc máu
- Đường là nguyên liệu chuyền dẫn máu trong mạch máu
- Đường là năng lượng cho trao đổi chất tại các mao mạch
Nhịp tim cho bạn biết thân nhiệt, mỗi khi bạn sốt cao - nhập viện bác sỹ sẽ truyền vài thứ thần thánh vào cơ thể như một phép thuật ấy chủ yếu là nước và đường, đặc biệt hơn thì có thêm dịch tuần hoàn để xoa dịu cơn sốt đang giết chết não của bạn.
Một khi lượng máu trong kho (gan) thiếu đường thì toàn thân bạn thay phiên nhau nhiễm trùng vì hệ miễn dịch của bạn thiếu nhiên liệu hoạt động là đường. Máu là Fe2O3 phải không? Thiếu oxy máu bạn chỉ còn Fe2O… Thiếu đường một lượng muối rất lớn không thể trung hoà tồn đọng ở tiểu trường sẽ gây độc cho các chức năng chuyển hoá của các tạng phủ, thiếu nước máu sẽ đặc và không thể vận chuyển được oxy tới tế bào.
Thiếu đường mắt bạn sẽ yếu, tai bạn sẽ ù vì thận suy, bao tử sẽ trào ngược vì lạnh, toàn thân đau nhức vì hết năng lượng chả còn muốn vận động… Thiếu máu chính là thiếu đường, gan mất chức năng sơ tiết biến thành nghĩa địa của tế bào chết đói. Đủ đường gan sẽ không bao giờ bị cao men hay viêm nhiễm.
2024-09-06 14:11:21
2024-09-06 13:58:15
2024-09-06 13:47:47
2024-09-05 11:28:40
2024-09-05 10:40:56